Nhiều người dân ở Hà Tĩnh vẫn…

HÌNH ẢNH Nhiều người dân ở Hà Tĩnh vẫn viphạm giao thông dù mức ph:ạt tăng rất cao

(Baohatinh.vn) – Dù mức phạt tiền vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP tăng cao nhưng một bộ phận người dân ở Hà Tĩnh vẫn phớt lờ, cố tình vi phạm.

bqbht_br_vi-pham-giao-thong-19.jpg
1/1/2025 là ngày đầu tiên Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, chính thức có hiệu lực. Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP với nhiều điều chỉnh đáng chú ý về mức phạt, đặc biệt nhắm vào các hành vi nguy hiểm và tái diễn thường xuyên và là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông (TNGT)
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-19b.jpg
Có nhiều hành vi vi phạm về trật tự ATGT đường bộ bị tăng mức phạt tiền, trong đó, hành vi mở cửa xe ô tô, để cửa xe ô tô mở không bảo đảm an toàn gây TNGT, nâng từ 400.000 – 600.000 đồng lên 20 – 22 triệu đồng (trung bình cao gấp 42 lần); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông nâng từ 4 – 6 triệu đồng lên 18 – 20 triệu đồng đối với ô tô (gấp gần 4 lần); hành vi lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, dùng chân điều khiển vô lăng xe nâng từ 10 – 12 triệu đồng lên 40 – 50 triệu đồng (trung bình gấp hơn 4 lần)… Ảnh chụp ô tô màu trắng vượt đèn đỏ ở ngã tư đường Phan Đình Phùng – đường Xuân Diệu ở TP Hà Tĩnh gây nguy hiểm cho các phương tiện khác vào ngày 1/1.
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-19a.jpg
Ghi nhận cho thấy, trong ngày đầu Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, việc chấp hành pháp luật giao thông của người dân Hà Tĩnh khá tốt. Tuy vậy, một bộ phận người dân vẫn cố tình phớt lờ các quy định và có hành vi vi phạm giao thông. Ảnh chụp 2 học sinh đi xe máy điện ở đường Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) nhưng không đội mũ bảo hiểm vào ngày 1/1.
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-15.jpg
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-16.jpg
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-6.jpg
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-3.jpg

Vi phạm phổ biến vẫn là điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện nhưng không đội mũ bảo hiểm. Người có hành vi vi phạm này đủ mọi lứa tuổi, từ học sinh, thanh thiếu niên cho tới người lớn. Ảnh chụp người dân điều khiển phương tiện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường Mai Thúc Loan , Quang Trung (TP Hà Tĩnh), đường huyện 123 ở Cẩm Xuyên ngày 1/1.

bqbht_br_vi-pham-giao-thong-11.jpg
Dù lỗi điều khiển xe máy đi ngược chiều tăng mức phạt lên 4 – 6 triệu đồng nhưng người đàn ông vẫn phớt lờ quy định. Thậm chí, mũ bảo hiểm của người này cũng không được gài quai. Ảnh chụp trên quốc lộ 1 qua xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh ngày 1/1.
vi-pham-giao-thong-14.jpg
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-17.jpg

Đi ngược chiều cũng là lỗi vi phạm phổ biến trong quá trình tham gia giao thông của người dân. Ảnh chụp các trường hợp đi ngược chiều trên quốc lộ 1 qua địa phận thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) ngày 1/1.

bqbht_br_vi-pham-giao-thong-8.jpg
Hành vi vượt đèn đỏ nâng mức phạt đối với ô tô từ 4 – 6 triệu đồng lên 18 – 20 triệu đồng và xe máy nâng từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng lên 4 – 6 triệu đồng nhưng người đàn ông vẫn vi phạm khi qua ngã tư đường Trần Phú – đường Hải Thượng Lãn Ông (TP Hà Tĩnh).
louynh.jpg
Với các tuyến đường giao thông khu vực nông thôn Hà Tĩnh, việc vi phạm giao thông càng diễn ra nhiều hơn. Ảnh chụp người dân không đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông trên đường trục xã ở Thạch Long (huyện Thạch Hà) vào ngày 1/1.
bqbht_br_vi-pham-giao-thong-12.jpg
Việc tăng chế tài xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 được kỳ vọng là một trong những giải pháp hiệu quả điều chỉnh hành vi của người dân khi tham gia giao thông. Việc tăng nặng mức phạt các hành vi có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn là cần thiết để hình thành văn hóa giao thông văn minh.