Bắt đối tượng ᴆᴀ́пһ ᴄһᴇ̂́т người sau 29 năm тгᴏ̂́п truy nã

Ngày 28/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã bắt giữ Nguyễn Chí Tiến (SN 1978, quê Bình Dương), đối tượng có lệnh truy nã về tội giết người.

Tháng 12/1995 Nguyễn Chí Tiến và đồng bọn có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau với một nhóm thanh niên trên địa bàn huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (nay là TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Hậu quả một người bị nhóm của Tiến đánh tử vong. Sau khi gây án, Tiến đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Quá trình điều tra, Cơ quan Công an phát lệnh truy nã đối với Nguyễn Chí Tiến.

Đối tượng Nguyễn Chí Tiến.

Trong thời gian trốn truy nã, Tiến thay tên đổi họ, trốn qua nhiều tỉnh thành và làm thuê kiếm sống. Thời gian gần đây, trinh sát Phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương phát hiện Tiến đang lẩn trốn tại tỉnh Đồng Nai nên tiến hành bắt giữ.

P.Tuyền

xem thêm:

Thêm người phụ nữ ở Hà Nội mất 1,2 tỷ đồng khi cài ứng dụng giả mạo

(Dân trí) – Sau khi cài đặt ứng dụng Dịch vụ công qua đường dẫn mà các đối tượng gửi, chị T. mất quyền kiểm soát điện thoại và tài khoản ngân hàng của chị cũng mất hơn 1,2 tỷ đồng.

Ngày 30/6, Công an TP Hà Nội cho biết Công an quận Cầu Giấy đang điều tra, xác minh một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh cán bộ công an.

Theo cơ quan chức năng, ngày 11/6, chị T. (41 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được cuộc gọi của đối tượng tự xưng là cán bộ Công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy), thông báo tài khoản định danh của chị bị lỗi.

Đối tượng hướng dẫn chị T. cài đặt phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Khi cài đặt xong, chị T. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 1,2 tỷ đồng. Biết mình bị lừa, nạn nhân đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Thêm người phụ nữ ở Hà Nội mất 1,2 tỷ đồng khi cài ứng dụng giả mạo - 1
Công an Hà Nội khuyến báo người dân cần cảnh giác trước các thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo (Ảnh: Hải Nam).

Công an Hà Nội khuyến báo người dân cần cảnh giác trước các thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo. Chúng sẽ giả danh cán bộ công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân bị lỗi hoặc phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh, rồi yêu cầu người dân đến cơ quan công an để làm việc.

Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” theo đường dẫn của đối tượng cung cấp.

Khi cài đặt phần mềm giả mạo này, điện thoại của nạn nhân sẽ bị chiếm quyền điều khiển.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

“Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại”, nhà chức trách nhấn mạnh.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an gần nhất để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.