GĐXH – Theo truyền thống, ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch thường làm mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh. Khác với mâm cỗ cúng ngày lễ khác, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nên chuẩn bị theo dưới đây.
2 món đặc biệt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong sách Đồng Khánh địa dư chí chép: “Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…”.
Mâm lễ cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ không giống mâm cỗ những ngày lễ khác. Vào ngày này, mâm lễ cúng thường tương đối phong phú các sản vật. Nhưng tùy ở mỗi vùng miền và tập quá, đồ cúng lễ sẽ khác nhau ở các món dâng lên, nhưng cơ bản mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ thường không thiếu những thứ này:
+ Hương, vàng mã
+ Hoa
+ Nước
+ Rượu nếp
+ Các loại hoa quả như vải, mận, chuối, măng cụt… Thời điểm này vào chính vụ của những loại trái cây này nên không chỉ rẻ mà hương vị cũng thơm ngon.
Ở mỗi miền, ở mâm lễ lại có một loại bánh khác nhau. Chẳng hạn, trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc có bánh gio được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro và gói ở trong lá chuối. Cơm rượu nếp thường là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng. Ở mâm lễ của người miền Nam sẽ có thêm bánh ú, chè trôi nước.
Theo chuyên gia phong thủy, dù mâm lễ ở 3 miền không giống, nhưng có món đồ cúng không thể thiếu là rượu nếp, thường chỉ xuất hiện trên mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm, ăn rượu nếp vị có vị ngọt, cay cay sẽ giúp cho diệt sâu bọ trong cơ thể.
Ngoài ra, trong các ngày lễ khác trong năm thường dâng cúng thịt lợn, thịt gà, rất ít dâng cúng thịt vịt. Nhưng trong Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, mâm lễ cúng lại có thịt vịt. Quan niệm cho rằng, thịt vịt mát, giải nhiệt tốt nên ăn vào sẽ mát quanh năm. Món ăn này còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bổ máu.
Ngắm một số mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Hà My